Trống Đọi Tam và quy trình làm trống của nghệ nhân làng nghề
Làng nghề truyền thống Trống Đọi Tam nằm ở khu vực Huyện Duy Tiên- Tỉnh Hà Nam. Làng năm ngay chân núi Đọi- nới Vua Lê Thánh Tông ngày xưa đã từng dừng chân. chính vì vậy ở nơi đây thường có ngày mùng 7 Tết hằng năm làm ngày : Tịch Điền để tưởng nhớ tới công lao của vua Lê Thánh Tông. Làng nghề được biết đến với nghề truyền thống làm trống. Làng nghề được sinh ra và phát triển đến nay đã hơn 100 năm. Nghề làm trống được truyền từ đời này đến đời sau. Những thanh niên của làng luôn có 1 lòng yêu nghề, đam mế nghề rất lớn. Nếu đã là 1 người con của làng nghề thì không ai là không biết về nghề làm Trống
Từ phụ nữ cho đến người già mỗi người gần như đều có tâm huyết với nghề. Các cô, các chị phụ nữ nếu không làm trống thì buộc da trâu phụ chồng , phụ con làm trống. Nhất là ở làng nghề có 1 đội trống gồm 60 chị em phụ nữ từ người già đến thanh niên. Đội Trống nữ nhận đánh trống với màn biểu diễn hết sức đẹp mắt và điệu nghệ. Có lẽ nghề trống truyền thống đã ngấm vào da vào thịt của người dân thôn Đọi Tam.
Bà Đỗ Thị Nguyệt – tổ trưởng tổ trống nữ của làng trống Đọi Tam
Hình ảnh 1 số thành viền của dàn trống nữ Đọi Tam
Tôi- 1 nghệ nhân trẻ trong làng nghề truyền thống. Với tinh thân giữ gìn và phát huy truyền thống của làng nghề, tôi luôn tự động viên mình cần phải cố gắng và rèn luyện thật nhiều để phát huy truyền thống mà cha ông đã để lại. Nếu như các bạn đã từng nghê qua tiếng trống trường, tiếng trống đánh nhân ngày khai mạc lễ hội, trống nơi đình chùa thì chắc chắn đó là tiếng trống do chúng tôi – nghệ nhân làng nghề trống đọi tam Sản xuất và xuất ra thị trường.
Nghệ nhân trẻ tại làng đang trang trí trống cho đình chùa
Anh Nhâm Phạm – chủ xưởng sản xuất trống tại làng nghề Trống Đọi Tam
Cách làm trống của nghệ nhân tại làng nghề Trống Đọi Tam
Như các bạn cũng đã thấy cấu tạo của 1 quả trống hoàn chỉnh bao gồm: Da trâu và thân trống được làm bằng gỗ mít. Nhín thì các bạn có vẻ thấy làm quả trống rất đơn giản nhưng sự thật lại không hề như vậy. Làm trống và căng mặt trống là điều hoàn toàn không hề dễ ban nghĩ… Nếu không có kinh nghiệm và đôi tay khéo léo thì mặt trống sẽ không thể tròn theo tang trống, mà dù có căng thì cũng không tạo ra được âm vang hay. Nếu không có cữ tay quen rất có thể bạn sẽ làm gãy tang trống trong khi căng mặt trống vì khi da được kéo căng sẽ tác động 1 lực kéo rất lớn xuống tang trống. Chính vì vậy đòi hỏi phải có sự khéo léo của người thợ cũng như kinh nghiệm lâu năm trong khi làm
Quy trình làm trống cả các nghệ nhân tại làng nghề
1.Ghép tang trống
Đầu tiên xác định được số đo, kích thước chuẩn của quả trống mà khách đặt. Sau đó nhưng thanh gỗ mít đã được phơi khô, xử lý xong đêm ra để bào xẻ theo kích thước của quả trống. Các thanh gỗ được ghép theo số thứ tự mà người thợ xẻ gỗ đã đánh số sẵn. Sau khi ghép trống xong là đến phần chọn da
2. Chọn da Trâu
Da trâu sau khi được xử lý sẽ được phơi khô 3 4 nắng theo kĩ thuật của người làm da tại làng nghề. Tùy theo trống mà nghệ nhân cần chọn da trầu dày mỏng, vị trí cắt da cũng rất quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của quả trống.
3. Chọn đanh đóng giữ mặt trống
Việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại không hề đơn giản. Đanh tre đóng trống nhằm giữ mặt da khít lại với tang trống, không để da trâu bị trùng. Đanh tre phải chọn nhưng thanh tre đực, phơi thật khô, Không được đóng tre khi còn ướt vì nếu như vậy đóng xong sẽ không giữ được da trâu.
4. Buộc da trâu
Xung quanh mặt da trâu sẽ được buộc bới nhưng thanh tre, hoặc thanh sắt cứng nhằm có tác dụng khi làm trống kéo căng được mặt trống. Việc này đòi hỏi sự hiểu biết cũng như khéo léo trong kinh nghiệm của 1 người nghệ nhân.
Dựng khung và làm trống của nghệ nhân làng nghề Trống Đọi Tam
Cách buộc da trâu của nghệ nhân
công đoạn phơi khô tang gỗ
Công đoạn xẻ tang trống
Click ngay để xem thêm về làng nghề trống Đọi Tam: http://langtrongdoitam.com/
Những khó khăn trong làm nghề và cách vượt qua khó khăn của các nghệ nhân
Những quả trống được làm ra như vậy ở khắp các đình chùa, các trường học, các thôn xóm ở khắp mọi miền của Tô Quốc. Vậy theo các bạn nghĩ làm thế nào để đem được những quả trống đó đi khắp mọi nơi mà làng nghề làm trống lại chi có 1 tại Tỉnh Hà Nam. Hãy đọc hết bài viết này của tôi tôi sẽ nói cho các bạn biết về những khó khăn mà các nghệ nhân của làng nghề gặp phải
Ngày xưa khi tôi còn bé, tôi còn nhớ có những ngày bố tôi đi xa đến cả tháng trời mà không về nhà. Có những lúc nhớ bố muốn bố về nhưng mẹ tôi chỉ nói 1 câu là: Bố con đi làm trống. Lúc đó còn bé nhưng trong đầu tôi cũng đã nghĩ : “ủa làm trống sao không làm ở nhà mà lại đi xa vậy. ” Đến sau này lớn lên rồi,tôi mới hiểu được rằng: Không chỉ riêng bố tôi mà toàn bộ những người làm nghề trong làng tôi mỗi người tản đi 1 nơi, mỗi người chọn cho mình 1 đường đất để làm nơi phát triển nghề trống của làng
Những khó khăn
Nghề nào cũng có những khó khăn riêng của mình và nghề làm trống của chúng tôi cũng vậy. Cách đây 30 40 năm bố tôi thường kể lại: Đêm đến không có chỗ ngủ là phải ngủ nhờ ở đình chùa, các nơi quen biết… Nhưng cũng có những lần đi xa do không quen ai vào nhà dân xin ngủ nhờ còn bị đuổi ra ngoài hoặc nếu có cho ngủ nhờ cũng chỉ là ngủ ở 1 xó nhà mà không có màn không có quạt….
Xa vợ, xa con, xa gia đình… Mà ngày xưa thì làm gì có xe máy mà đi. Chỉ lóc cóc chiếc xe đạp đạp 100 200km để đến những thôn xóm, trường học đến những nơi bà con cần sửa trống, làm trống để giúp đỡ mọi người. Khac với những nghề khác, nghề làng trống Đọi Tam chỉ có 1 nên nếu những nghệ nhân không làm như vậy thì khi trống hỏng mà muốn sửa thì khách sẽ không có trống mà dùng.
Cách vượt qua khó khăn
Khi được hỏi về cách vượt qua khó khăn thì tôi chỉ nghe được 1 câu trả lời của các bậc tiền bối đi trước đó là:” vì yêu nghề, vì muốn giữ làng nghề theo lời của ông tổ nghề trống truyền lại”
Trách nhiệm của nghệ nhân trẻ tại làng nghề Trống Đọi Tam
Tôi – với tư cách là 1 nghệ nhân trẻ của làng nghề luôn tự nhủ với bản thân mình rằng : Phải luốn giữ gìn và phát huy truyền thống của cha ông đã để lại. Luôn cố gắng học tạo, trau dồi tay nghề để đưa làng nghề lên 1 tầm cao mới. Trước là phát triển làng nghề sau đó là đưa tiếng trống Đọi Tam đến với khắp mọi nơi trên Tổ Quốc
Với nỗ lực của mình tôi đã trở thành 1 nghệ nhân trẻ của làng nghề, hơn thế nữa chúng tôi bây giờ không chỉ chuyên về trống mà còn phát triển thêm về : Bồn tắm gỗ, Thùng ngâm rượu gỗ sồi, Chậu gỗ ngâm chân….
Lời hứa của tôi- Nghệ nhân trẻ Nhâm Phạm
- Luôn học hỏi, tìm tòi phát triển làng nghề
- Làm nghề với cái tâm của người làm thợ
- Đem tiếng trống Đọi Tam vang xa khắp mọi miền trên Tổ Quốc
- Cố gắng đưa trống Đọi Tam ra thị trường nước ngoài
- Mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng
- Giữ gìn nét đẹp của cha ông đã để lại
- Đem kiến thức của mình truyền lại cho các đàn em đi sau
Đó là lời hứa của riêng tôi còn với những nghệ nhân khác trong làng Đọi Tam ai cũng đều mang trong mình dòng máu của làng nghề. Chúng tôi luôn có chung 1 quyết tâm và 1 khao khát đó là : ” Phát triển làng nghề ngày 1 lớn mạnh, đoàn kết, hợp tác và phát triển”
Trống Đọi Tam vang mãi ngàn năm!!!
Click ngay để xem thêm về bồn tắm gỗ: http://langtrongdoitam.com/product-category/bon-tam-go/
Click để xem thêm về thùng ngâm rượu gỗ sồi: http://langtrongdoitam.com/product-category/thung-ruou-go-soi/
Bồn tắm gỗ tại làng nghề trống Đọi Tam
Hình ành thùng rượu gỗ sồi tại cssx